Nợ quốc gia của Hoa Kỳ hiện vượt quá 22 nghìn tỉ đô la và không chỉ có một mình Hoa Kỳ mắc nợ. Các quốc gia khác cũng mang nợ quốc gia lớn lắm. Nợ quốc gia Nhật Bản vượt quá 10 nghìn tỷ đô la, gấp hơn hai lần tổng sản phẩm quốc nội. Trên toàn cầu, nợ của các chính phủ tương đương 66 nghìn tỷ đô la. Nếu bạn cố gắng trả lại số tiền đó sau hơn 100 năm, bạn sẽ phải trả 1,255,707 đô la mỗi phút - và điều đó với lãi suất không (zero) phần trăm!
Đây không phải là cách Chúa muốn chúng ta sống. Kinh thánh nói bạn không nên nợ gì ngoài nợ tình yêu thương với bất kỳ ai (Rô-ma 13: 8). Kinh thánh cũng nói rằng người vay là đầy tớ cho người cho vay (Châm ngôn 22: 7). Kinh thánh cũng nói bạn gặt những gì bạn gieo (Ga-la-ti 6: 7). Điều này có nghĩa là thế giới cuối cùng sẽ phải trả giá cho những quyết định chi tiêu vô trách nhiệm của mình.
-
-Một hệ thống bị hư hỏng-
Những khoản nợ khổng lồ của các quốc gia này sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn lao trên toàn cầu. Ngày sẽ đến khi một quốc gia hoặc một số quốc gia sẽ không còn có thể tiếp tục vay từ ngày mai để trả tiền cho ngày hôm nay. Khi nào điều này sẽ xảy ra? Tôi không biết. Trong nhiều thập kỷ, nhiều người đã cảnh báo chúng ta rằng chúng ta sẽ trả giá rất đắt cho những khoản nợ khổng lồ này. Cho đến nay, chúng ta còn tạm ổn. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi cuộc khủng hoảng? Không. Ngày đó sẽ đến, và cơn đau đớn sẽ rất trầm trọng. Như Kinh thánh nói, “Chớ ở giữa vòng những kẻ cam-kết, Ở giữa vòng những kẻ trở thành vật thế nợ. Nếu con không có cái gì để trả, Tại sao nó phải rút cái giường của con khỏi bên dưới con?” (Châm ngôn 22: 26-27TKTC). Vậy làm thế nào chúng ta tồn tại được lâu như vậy trong khi chồng chất số nợ ngày càng tăng?
-
Điều đó đã được thực hiện thông qua một loại thuế vô hình được gọi là lạm phát. Hầu hết các khoản nợ quốc gia là nợ bằng đồng tiền quốc gia của họ. Ví dụ: nợ của Hoa Kì được nợ bằng đô la Mĩ. Nợ Nhật Bản nợ bằng đồng yên. Nợ Mexico được nợ bằng đồng peso, v.v. Trong mỗi trường hợp này, chính phủ mắc nợ kiểm soát loại tiền mà họ nợ. Điều này mang lại cho họ một khả năng độc nhất mà bạn và tôi không có. Họ có thể chỉ cần in thêm tiền để trả nợ.
-
Vì khả năng này, các quốc gia này sẽ không bao giờ vỡ nợ. Họ có thể chỉ cần tạo ra nhiều tiền hơn, chỉ bằng một nút bấm và sử dụng số tiền đó để phục vụ cho khoản nợ của mình. Tất nhiên, điều này tạo ra một nan đề khác. Nếu bạn tiếp tục in thêm một cái gì đó, cuối cùng nó sẽ trở nên vô giá trị. Cho đến nay, điều này đã chưa xảy ra với Hoa Kì hoặc bất kỳ cường quốc kinh tế lớn nào trên thế giới. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục đi trên con đường không bền vững này, điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng điều này cũng làm nổi bật một vấn đề khác.
-
Không phải mọi chính phủ đều có khả năng in tiền ra để thoát khỏi sự vỡ nợ. Không phải mọi quốc gia mắc nợ đều kiểm soát được đồng tiền mà họ phải sử dụng để trả nợ, và đây là nguồn gốc của một cuộc khủng hoảng nợ nần toàn cầu thực sự. Hi Lạp là một ví dụ điển hình. Hi Lạp nợ 370 tỷ USD, hơn 178% tổng sản phẩm quốc nội. Họ nợ khoản nợ này bằng đồng euro và Hi Lạp không có thể in thêm euro. Nếu họ vẫn sử dụng đồng drachma của nước mình, họ có thể in đủ số drachma để tránh vỡ nợ. Nhưng Ngân hàng trung ương châu Âu kiểm soát đồng euro. Đây là lý do tại sao Hi Lạp yêu cầu cứu trợ tài chính trong những năm gần đây và đó là lý do tại sao chúng ta chắc chắn sẽ thấy nhiều tiêu đề khi báo chí đăng tin “Khủng hoảng nợ Hi Lạp” trong tương lai.
-
Vấn đề tương tự này làm khổ cho các quốc gia EU khác nữa như Ý và Bồ Đào Nha. Nếu các quốc gia này vỡ nợ, nhiều chủ nợ của họ (hầu hết là các ngân hàng lớn ở châu Âu) sẽ mất khả năng thanh toán. Đến lượt họ, họ sẽ không thể trả cho chủ nợ của mình. Sự mất khả năng thanh toán này sẽ lan rộng khắp các tổ chức tài chính thế giới như một bệnh truyền nhiễm. Nó sẽ đóng băng hệ thống ngân hàng thế giới và thị trường tín dụng trên toàn thế giới. Kết quả cuộc khủng hoảng sẽ khiến mọi người khao khát “những ngày xưa tốt đẹp” của thời kỳ suy thoái lớn.
-
--Một quả bom hẹn giờ
Nó không phải là vấn đề cuộc khủng hoảng nợ này sẽ nổ ra hay không? Nó chỉ là vấn đề khi nào. Những khoản nợ lớn của chính phủ là một quả bom hẹn giờ tài chính. Điều gì sẽ cài đặt quả bom nầy? Nó sẽ là cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ / Trung Quốc? Xung đột ở Trung Đông? Giá năng lượng tăng hoặc các văn bản thế chấp vỡ ra? Không ai biết. Nhưng nếu những điều đó không xảy ra trước tiên, một biến cố khác trong tương lai chắc chắn sẽ làm nổ ra cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu. Biến cố trong tương lai này là gì?
-
--Đó là sự biến hóa cất lên-
Hãy tưởng tượng sự tác động khi tất cả các Cơ Đốc nhân trên thế giới biến mất ngay lập tức. Điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao cho nền kinh tế toàn cầu?
--Khi tôi viết điều này, có khoảng 2,2 tỉ người trong tổng số 7,3 tỉ người (dân số thế giới) tự nhận là Cơ Đốc nhân trên thế giới. Đương nhiên, không phải tất cả những người đó đều là Cơ đốc nhân được tái sinh đâu (Giăng 3: 3). Một số người trong số họ có thể tự nhận mình là Cơ đốc nhân vì cha mẹ hoặc ông bà của họ đã là Cơ Đốc nhân. Trong tất cả các khả năng, sự cất lên có thể giành được 2,2 tỉ người chăng? Nhưng nếu chỉ có 10% trong số Cơ đốc nhân tự nhận đó biến mất, tức là 220 triệu người được cất đi trước đại nạn 3,5 năm thôi, thì sao? Hãy nghĩ về điều đó. Đột nhiên, 220 triệu người tiêu dùng, đã biến mất. 220 triệu công nhân, đã biến mất, 220 triệu nhà đầu tư, đã ra đi. Nhiều người, trong số họ sẽ để lại các khoản thế chấp phía sau mà chưa được trả tiền. Họ sẽ để lại nhà cửa và các hoàn cảnh gia đình họ, nếu còn ở lại, rơi vào tình trạng khốn đốn. Nhiều người sẽ biến mất khỏi các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Nói tóm lại, sự tác động kinh tế sẽ rất thảm khốc.
--Hệ thống tài chính thời kỳ cuối cùng-
Từ quan điểm tài chính, thế giới chúng ta đang sống không bền vững. Cuối cùng, hệ thống tài chính hiện tại sẽ sụp đổ. Nếu nó không sụp đổ trước sự cất lên của tín đồ vào trước cơn đại nạn 3,5 năm, thì chính sự cất lên đó chắc chắn sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng. Vậy tại sao tất cả những điều này lại quan trọng? Nó quan trọng bởi vì Kinh thánh nói rằng trong giai đoạn đầu của 7 năm cuối cùng sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Khải huyền 6: 5-6 chép –“Tôi đã thấy, kìa, có con ngựa ô, kẻ ngồi trên tay cầm cái cân. Tôi lại đã nghe ở giữa bốn sanh vật dường như có tiếng nói rằng: “Một thăng lúa mì bán một quan tiền; còn dầu và rượu thì chớ làm thiệt hại đến”. Và nếu lịch sử đã từng dạy chúng ta một điều, thì đó là những cuộc khủng hoảng thường mang lại sự thay đổi đáng kể.
-
Kinh thánh nói rằng hệ thống kinh tế thời kỳ cuối cùng sẽ khác xa với hệ thống chúng ta có ngày nay. Antichrist sẽ thống trị thế giới (Khải huyền 13: 7). Anh ta sẽ có toàn quyền kiểm soát mọi giao dịch kinh tế, quyết định ai có thể mua hoặc bán (Khải 13:17). Làm thế nào điều này xảy đến được? Một lần nữa, chúng ta không biết, và chúng ta sẽ không biết cho đến khi điều đó xảy ra. Nhưng ngày nay, gánh nặng nợ nần quá lớn có thể bùng phát trong cuộc khủng hoảng mà Antichrist sẽ sử dụng để giành quyền kiểm soát toàn cầu, và sự cất lên cũng có thể là biến cố bắt đầu tất cả. Đó là một lý do khác để mong đợi sự trở lại sớm sủa của Chúa Jesus. Vì vậy, hãy dán mắt nhìn xem Ngài (Hê-bơ-rơ 12: 2), và luôn sẵn sàng đưa ra câu trả lời cho bất cứ ai hỏi lý do về hi vọng mà bạn có. 1 Phi-e-rơ 3:15—“Thường thường phải sẵn sàng trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự hi vọng trong anh em một cách nhu mì kính sợ”.
Tác giả Britt Gillette--
C.Q. tạm dịch 24-4-2019